logo

Tin tức

1. Tổng quan về E-learning, hệ thống E-learning trong chuyển đổi số tại doanh nghiệp

2. Lợi ích và hiệu quả của E-learning cho đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp

–  Tối ưu chi phí và nguồn lực nhân sự

–  Học tập mọi lúc mọi nơi linh hoạt đáp ứng lịch trình làm việc của mỗi cá nhân

–  Tài liệu được hệ thống hóa tập trung, nâng cao chất lượng đào tạo.

–  Quản lý, theo dõi và báo cáo thống kê nhanh chóng, hiệu quả

–  Nâng cao phương thức đo lường chất lượng và hiệu suất đào tạo

–  Gắn kết doanh nghiệp, giữ chân nhân sự 

3. Ứng dụng và các giải pháp E-learning trong đào tạo doanh nghiệp kỷ nguyên số 4.0

– Tổng quan các giải pháp chung trên thị trường Việt Nam và quốc tế

– Hệ thống quản lý đào tạo và học tập trực tuyến trọn gói dưới dạng one-click.

4. Q&A cùng chuyên gia

  1. Mối quan hệ lâu dài của người ảnh hưởng và thương hiệu
  2. Phát trực tiếp và nội dung dựa trên video
  3. Nội dung do người dùng tạo
  4.  Các giải pháp nhắm mục tiêu mới
  5. Tiếp thị nhanh
  6. Trải nghiệm khách hàng
  7. Cải thiện trải nghiệm người dùng trên các thiết bị
  8. Chiến thuật tìm kiềm bằng giọng nói cho SEO
  9. Tiếp thị hội thoại
  10. Nội dung tương tác
  11. Sử dụng AI để phát triển xu hướng
  12. Kết hợp IoT
  13. Nhấn mạnh trách nhiệm xã hội và danh tiếng
  14. Nhấn mạnh vào quyền riêng tư của người dùng

Truyền thống và hiện đại là những yếu tố luôn xuất hiện trong mọi xã hội, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, truyền thống và hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà chúng luôn có sự liên hệ, tác động lẫn nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuận với nhau tạo thành sự vận động, phát triển. Là một nước đang phát triển, hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về mối quan hê giữa truyền thống và hiện đại để đất nước chuyển mình như:  câu chuyện cạnh tranh giữa mua sắm trực tuyến và mua bán truyền thống hay “Cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và Uber, Grab nóng hổi vẫn chưa có hồi kết… và giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật thay đổi này. Bạn nghĩ sao nếu xuất hiện một mô hình giáo dục mà nó sẽ thay đổi cấu trúc cơ bản của nền giáo dục hiện nay? Mô hình này sẽ hoạt động theo quy chế, quy định nào?…

Internet và sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin đang từng bước xâm lấn vào những ngóc ngách nhỏ nhất của cuộc sống là một thực tế không thể phủ nhận. Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành một xu thế đào tạo mới. Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường giáo dục trực tuyến hiện đang được quan tâm chú ý và đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở Việt Nam với phạm vi, mức độ khác nhau. Vậy giáo dục trực tuyến là gì ? Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học thông qua kết nối mạng để phân phối nội dung, tài liệu học tập, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên dựa trên các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, smartphone thông minh.

Học tập trực tuyến (e-learning) mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo, tạo bước đột phá trong giáo dục. Sự linh hoạt của giáo dục trực tuyến cho phép người học hoàn toàn là người chủ động: Chủ động chọn giáo viên, chủ động chọn lớp học, chủ động chọn thời gian, chủ động chọn chương trình và chủ động việc thanh toán. Với e-learning, dạy và học không bị giới hạn bởi số lượng, không gian và thời gian thông thường. Học sinh, sinh viên không phải đến trường mà có thể truy cập các khóa học mọi lúc, mọi nơi như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng trong 24 giờ một ngày, bảy ngày trên tuần và có thể tương tác với các học viên, giáo viên cách xa nửa vòng trái đất. E-learning cùng với hình thức học liệu điện tử (bao gồm: Sách điện tử -EBook; Bài giảng điện tử; Bộ câu hỏi ôn tập và phần kiểm tra đánh giá quá trình tự học của sinh viên) do chính những giảng viên xây dựng, được tích hợp trên môi trường công nghệ internet đã đáp ứng mọi nhu cầu của người học. E-learning giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khoá học và có thể đăng ký nhiều khoá học mà học viên cần. Tại e-learning, giáo viên, phụ huynh và học viên đều theo dõi được tiến độ học tập của học viên thông qua hệ thống cho website cung cấp, giúp giáo viên điều chỉnh được bài giảng của mình, giúp phụ huynh nắm được tinh thần học tập của học viên và giúp học viên quan sát được chính quá trình học tập của mình. Theo dõi được tiến độ học tập trên các website e-learning mọi thứ rất cụ thể chứ không mơ hồ chỉ qua những lời nhận xét của giáo viên. Tuy nhiên, có những thứ lớp học trực tuyến không thể thay thế giảng đường đại học truyền thống – môi trường đa văn hóa, các hoạt động ngoại khóa và nhiều thứ lãng mạn khác. Thay vào đó, bạn chỉ được đọc sách, xem các video dạy học và trao đổi với người hướng dẫn của mình mà không được tìm hiểu thêm những hoạt động thú vị khác, gặp những con người mới và khám phá thế giới xung quanh. Việc không đến trường lớp mà chỉ học qua Internet khiến bạn biết ít bạn bè hơn, mối quan hệ xã hội không được rộng mở như thông thường. Đây là một khuyết điểm lớn của giáo dục trực tuyến. Để phần nào giải quyết vấn đề, người học cần chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với những người có thể bạn sẽ làm việc cùng về sau thông qua mạng xã hội, câu lạc bộ chung sở thích hay duy trì trao đổi thường xuyên qua email.

Theo dân trí “Trong một cuộc phỏng vấn với nhóm sinh viên thuộc Đại học, 80% số sinh viên làm khảo sát nói rằng họ mong muốn được học với những ứng dụng công nghệ hiện đại và chỉ 20% số sinh viên còn lại nói rằng họ hài lòng với phương pháp bục giảng, phấn viết truyền thống”.  Điều này phản ánh mô hình đang thực sự thu hút và tạo được sự ủng hộ của nhiều người, ngày càng lớn mạnh theo thời gian và phát triển song hành với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Một nghiên cứu cho thấy, hiện nay có trên 80% các tổ chức và trường đại học cung cấp và thiết kế website trường học trực tuyến trong đó có cả những trường Đại học hàng đầu như: Đại học California – Berkeley, Đại học Harvard và Đại học Chicago.Ở Việt Nam nổi bật hiện nay có thể kể đến Kênh giáo dục trực tuyến của Viện đại học mở, Edutalk.vn… Với sự đột phá trọng phương pháp dạy và học và nhận được sự ủng hộ cúa nhiều người, E-learning lại khiến các nhà “ quản lý” bối rối. Một cánh cửa mở ra cho hướng đi mới cũng đồng nghĩa với những khung cửa cũ cần được phá bỏ hoặc sửa đổi. Câu chuyện quản lý hoạt động của mô hình đào tạo trực tuyến như thế nào?Cần tạo dựng hành lang pháp lý xoay quanh giáo dục trực tuyến ra sao?… đang là mối băn khoăn của Việt Nam. Một làn gió mới như giáo dục trực tuyến sẽ cần những giải pháp quản lý phù hợp hơn để sự sáng tạo và đổi mới không còn phải lách mình qua “những khe cửa hẹp”. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có những quy định pháp luật dành cho mô hình đào tạo trực tuyến được điều chỉnh bởi : Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005,sửa đổi,bổ sung 2009 ; Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014;  Luật Giáo dục đại học 2012; Thông tư số 10/2017/ TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học;  Quyết định số 40/2003/ QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa… Cụ thể : Việc tổ chức đào tạo qua mạng cũng phải tuân thủ các quy chế đào tạo do Bộ GD&ĐT ban hành. Trang thông tin điện tử hoặc website cung cấp nội dung, dịch vụ đào tạo qua mạng phải tuân thủ Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Hệ thống công nghệ thông tin liên quan đào tạo qua mạng phải đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan về an toàn, an ninh thông tin. Bài giảng điện tử và học liệu điện tử phải đảm bảo giúp người học có thể tự học được một cách dễ dàng, thuận tiện. Để đảm bảo chất lượng kết quả đào tạo qua mạng, việc kiểm tra, đánh giá kết thúc môn hoặc học phần phải được tổ chức tập trung, có sự giám sát trực tiếp của cơ sở đào tạo, căn cứ vào điều lệ, quyết định được ban hành của từng trường… Điều kiện cơ bản tổ chức đào tạo qua mạng của cơ sở đào tạo gồm có: Cổng thông tin điện tử hoặc website đào tạo qua mạng; Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet với băng thông đáp ứng nhu cầu người dùng, không để xẩy ra nghẽn mạng hay quá tải; Đội ngũ nhân lực đảm bảo triển khai hoạt động đào tạo qua mạng; Hệ thống quản lý học tập qua mạng (LMS); Hệ thống quản lý nội dung được biên soạn theo hướng học liệu tự học và được xây dựng thành hệ thống bài giảng điện tử, đóng gói theo chuẩn SCORM, đảm bảo các yêu cầu về học liệu điện tử do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành theo Thông tư 12/2016/TT-BGĐT; Quy chế đào tạo qua mạng, hoạt động đào tạo qua mạng chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan và của chính quyền các cấp. Cơ sở đào tạo, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đào tạo qua mạng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Từ đây, có thể thấy mô hình giáo dục trực tuyến đã được Nhà nước cho phép bằng việc quy định hàng loạt các hành lang pháp lý, chỉ cần việc dạy và học trực tuyến qua mạng tuân thủ đúng các điều khoản pháp luật quy định thì sẽ không xảy ra việc vi phạm pháp luật.

Hiện nay, đào tạo trực tuyến đang được xem là phương tiện hỗ trợ, giúp giáo viên đứng lớp chuyển tải tới học sinh những lượng thông tin mà phấn trắng, bảng đen và các phương tiện dạy học truyền thống khác không làm được và học trực tuyến là một lựa chọn mới mẻ, hấp dẫn, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ của môi trường giáo dục. Tuy nhiên, với sự khác nhau quá lớn giữa đào tạo truyền thống và hình thức học qua mạng nên đã có những tranh chấp và ý kiến trái chiều. Đại học trực tuyến được xem là mối đe dọa lớn nhất đối với Đại học truyền thống. Vậy chúng ta có nên bỏ qua hình thức giáo dục truyền thống và học tất cả các bộ môn trực tuyến? Điều đáng nói là sau nhiều năm nữa, những quan niệm về cả giáo dục truyền thống và trực tuyến sẽ thay đổi nên khó lòng tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi trên. Cũng như việc thi đại học, nhiều em thi vào lúc chuyên ngành đang “hot”, điểm đầu vào cao nhưng lúc tốt nghiệp lại không được ưa chuộng hoặc ngược lại. Đánh giá của xã hội với mỗi hình thức giáo dục sẽ có những xáo trộn khó đoán trong 5-10 năm nữa. Vì thế, quyết định đón đầu hình thức giáo dục mới hay tiếp tục theo cách truyền thống nằm ở lựa chọn trải nghiệm của mỗi người.

Như vậy, sự tiện dụng, tiện lợi, linh hoạt và minh bạch, đã đưa nhiều ứng dụng công nghệ soán ngôi ngoạn mục trước những dịch vụ vận hành theo cách truyền thống. Trong lĩnh vực giáo dục, câu chuyện giáo dục trực tuyến và giáo dục truyền thống sẽ đi về đâu. Bài toán cho Việt Nam là làm thế nào để giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại làm nền tảng để Việt Nam phát triển,vừa tiến lên văn minh hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc,tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững cho đất nước.

Bạn cần hỗ trợ
Hãy liên hệ Social Media

CSKH

Social Media luôn đợi bạn nhắn tin. Hãy chat trực tiếp trên website để được tư vấn ngay nhé!

Email

Gửi thông tin những vấn đề bạn cần được giải đáp và tư vấn bằng một cú click nhé!

Tel

Gửi thông tin những vấn đề bạn cần được giải đáp và tư vấn bằng một cú click nhé!